Gửi nước mắm đi Nhật tại Cà Mau Logistics
Gửi nước mắm sang Nhật Bản là một quá trình khá phức tạp.
Do liên quan đến các quy định nghiêm ngặt về nhập khẩu thực phẩm của Nhật và các yếu tố liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm.
Vì vậy để gửi nước mắm đi Nhật bạn nên chọn một đơn vị vận chuyển an toàn.
Cà Mau Logistics tự tin là lựa chọn hàng đầu của bạn.
Cà Mau Logistics không chỉ giúp bạn vận chuyển hàng hóa an toàn và nhanh chóng mà còn tối ưu hóa chi phí và tiết kiệm thời gian.
Giới thiệu về Nhật Bản
Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên.
Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn.
Quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhật Bản còn có các mỹ danh là “xứ sở hoa anh đào”, vì cây hoa anh đào mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam.
Về con người Nhật Bản có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài.
Họ luôn tìm tòi và học hỏi làm sao tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình.
Hương vị nước mắm
Có thể nói Việt Nam từ thời xa xưa đã là xứ sở của các loại mắm.
Từ mắm nêm, mắm phệt, mắm cáy, mắm ruốc, mắm tôm đến các loại mắm lóc, mắm sặt, khô mắm, khô mặn v.v…
Một số loại nước mắm được làm từ cá nguyên con, một số khác thì chỉ được từ tiết hay nội tạng cá.
Một số loại nước mắm chỉ có cá và muối, một số khác có thể có thêm dược thảo và gia vị.
Nước mắm lên men ngắn ngày có mùi tanh đặc trưng của cá. Quá trình lên men dài ngày sẽ giảm được mùi tanh và tạo ra hương vị.
Tại Việt Nam, suốt miền duyên hải đều làm nước mắm.
Nước mắm thường chủ yếu làm từ các loại cá biển (cá cơm, cá thu, cá nục,… và rút chiết ra dưới dạng nước.
Tùy theo độ đạm trong nước mắm mà người ta phân cấp độ (nước mắm cốt, nước mắm loại 1, nước mắm loại 2).
Chén nước mắm dùng chung giữa mâm cơm được coi là nét đặc trưng cho văn hoá chia sẻ trong ẩm thực Việt Nam.
Vận chuyển cà phê từ Buôn Ma Thuột về Cà Mau
Quy trình làm nước mắm
Bước 1: Chọn nguyên liệu
Nguyên liệu chính của nước mắm là cá cơm phải vừa được đánh bắt. Không ươn hay lẫn các loài cá, tạp chất khác.
Muối dùng để ủ mắm phải lựa muối hạt to, đều hạt, màu trắng đục ở giữa, các hạt không dính lại với nhau.
Bước 2: Trộn cá và muối
Cá cơm tươi khi đem về sẽ được chọn lọc, rửa sạch, trộn với muối biển 3 tấn cá cơm sẽ được trộn đều với 1 tấn muối biển.
Đây là tỷ lệ pha trộn cá và muối hoàn hảo được cha ông ta đúc kết qua bao năm.
Bước 3: Ủ chượp
Sau khi trộn đều cá cơm với muối, hỗn hợp này được cho vào thùng chượp bằng gỗ (hoặc lu sành, bể xi măng).
Thùng chượp được gia cố bằng những sợi dây to bằng cây mây rừng.
Để đảm bảo quy trình sản xuất nước mắm được ngon hơn, người ta sẽ cho một lớp muối và gài nén cá lại không thêm bất cứ gia vị nào.
Bước 4: Phơi chượp, đảo chượp và kéo rút
Phơi nắng vào khoảng sáng sớm trước 10 giờ, cần đảm bảo luôn có người trông coi.
Dùng gậy để khuấy đảo bên trong khi chượp mắm bằng lu sành/bể xi măng, nhằm rút ngắn thời gian mắm “chín”.
Để đảm bảo rút được tối đa dưỡng chất trong cá, người thợ cần kéo rút nước mắm kiểm tra và bơm lại vào chượp.
Tùy vào thời gian ủ chượp ngắn hay dài mà thời gian kéo rút có thể dao động từ 1 – 2 tháng, hoặc diễn ra 3 – 4 tháng 1 lần.
Bước 5: Rút mắm nhỉ và lọc mắm
Sau thời gian ủ chượp ròng rã, mắm “chín” sẽ được rút nhỉ qua vòi nằm ở gần đáy chượp.
Nước mắm nhỉ có độ đạm rất cao, vị mặn đằm nên thường không được bán trên thị trường.
Mà được sử dụng để pha đấu với các loại nước mắm thấp đạm khác.
Nước mắm còn lại trong thùng được lọc sạch tạp chất, giúp nước mắm trong hơn, không vẩn đục, đáp ứng yêu cầu khi đóng chai.
Bước 6: Đóng chai và kiểm định
Nước mắm sau khi qua lọc sẽ được đóng chai và chuyển tới cơ sở kiểm định, để kiểm định chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các quy định nhập khẩu tại Nhật
- Nhật Bản có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là sản phẩm nước mắm.
- Do đó, bạn cần đảm bảo sản phẩm tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản.
- Các yêu cầu về bao bì, nhãn mác, cung cấp đầy đủ thông tin như thành phần, hạn sử dụng.
- Chuẩn bị giấy tờ cần thiết:
- Giấy chứng nhận xuất xứ (CO): Xác nhận nguồn gốc sản phẩm từ Việt Nam.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực phẩm: Sản phẩm an toàn, không chứa chất cấm, hoặc chất gây hại.
- Giấy chứng nhận chất lượng: Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm của Nhật: Tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng loại sản phẩm.
- Nhật có thể áp dụng các mức thuế khác nhau đối với các loại hàng thực phẩm nhập khẩu.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ tại Cà Mau Logistics
- Dịch vụ đa dạng và linh hoạt
- Công nghệ quản lý hiện đại
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm
- Tối ưu chi phí và thời gian vận chuyển
- Uy tín và kinh nghiệm trong ngành
Hãy liên hệ ngay đến Cà Mau Logistics để được tư vấn và hỗ trợ
Xem thêm:
Vận chuyển hạt dẻ từ Cao Bằng đi Florida